Vốn mỏng là gì

Vốn mỏng là gì?

 

Một công ty thông thường được tài trợ vốn thông qua vốn chủ sở hữu và vay nợ. “Vốn mỏng” đề cập đến tình huống mà công ty huy động vốn với tỷ lệ nợ tương đối cao so với vốn chủ sở hữu. Các công ty vốn mỏng đôi khi còn được gọi là công ty có tỷ lệ đòn bẩy vốn cao. OECD khuyến nghị áp dụng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1. Vốn vay của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu vượt quá tỷ lệ 3:1 thì được coi là vốn mỏng.

Vốn mỏng có lợi gì cho doanh nghiệp?

Tỷ lệ nợ của công ty càng cao, tương đương chi phí lãi. phải trả càng cao, thì lá chắn thuế càng lớn, lợi nhuận chịu thuế sẽ càng thấp. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. vay vốn từ công ty mẹ, công ty liên kết rất lớn, phải trả lãi tiền vay quá lớn, thậm chí có doanh nghiệp chi phí. trả lãi tiền vay vốn lên đến vài nghìn tỷ đồng/năm dẫn đến thua lỗ. Điều này giải thích vì sao hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. thua lỗ trong khi doanh thu hàng năm luôn tăng trưởng ở mức hai con số. và không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, vay nợ thường là cách huy động vốn. mang lại hiệu quả về thuế cao hơn so với huy động vốn chủ sở hữu.

Vốn mỏng là gì

Mục tiêu hạn chế tình trạng vốn mỏng là gì?

Cơ quan quản lý nhà nước có 2 mục tiêu: chống chuyển giá và lành mạnh hóa tài chính của doanh nghiệp.

Quy định tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế. đối với DN có giao dịch liên kết, đã có quy định về vốn mỏng. với các giao dịch với các bên liên kết tương tự thông lệ quốc tế. Cụ thể, Nghị định 20 đã quy định tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế. được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần. từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao. trong kỳ của người nộp thuế.

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *