Các biện pháp xử lý cụ thể đối với sai sót do biển thủ tài sản

Các biện pháp xử lý cụ thể đối với sai sót do biển thủ tài sản

Tùy theo từng tình huống cụ thể mà kiểm toán viên có thể áp dụng những biện pháp xử lý khác nhau. Thông thường, các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do biển thủ tài sản đã được đánh giá sẽ tập trung vào các số dư tài khoản và nhóm giao dịch nhất định. Mặc dù có thể áp dụng một số biện pháp thuộc 2 loại đã nêu ở trên đối với sai sót do biển thủ tài sản, phạm vi công việc thực hiện vẫn phải liên kết với những thông tin cụ thể về rủi ro đã được xác định liên quan đến biển thủ tài sản.

Ví dụ về biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do biển thủ tài sản đã đánh giá như sau:

· Kiểm kê tiền mặt hoặc chứng khoán tại ngày hoặc gần ngày kết thúc kỳ kế toán;

· Xác nhận trực tiếp với khách hàng của đơn vị được kiểm toán về các giao dịch với đơn vị trong kỳ được kiểm toán (gồm các thỏa thuận nợ, các giao dịch trả lại hàng, ngày thanh toán);

· Phân tích khả năng thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ;

· Phân tích sự thiếu hụt hàng tồn kho theo địa điểm hoặc theo loại hàng;

· So sánh các tỷ suất liên quan đến hàng tồn kho với các đơn vị khác cùng ngành hoặc với thông lệ của ngành;

· Kiểm tra các chứng từ làm căn cứ hạch toán giảm trong sổ kế toán hàng tồn kho ghi chép theo phương pháp kê khai thường xuyên;

· Đối chiếu bằng máy tính danh sách nhà cung cấp với danh sách nhân viên để tìm những địa chỉ hoặc số điện thoại liên hệ trùng nhau;

· Thực hiện kiểm tra trên máy chứng từ thanh toán lương để tìm địa chỉ hoặc số chứng minh nhân dân, mã số thuế hoặc số tài khoản của nhân viên bị trùng lắp;

· Rà soát hồ sơ nhân sự để tìm những hồ sơ có rất ít hoặc không có bằng chứng về hoạt động, ví dụ, thiếu bảng đánh giá hiệu quả công việc;

· Phân tích tài khoản giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại để phát hiện những tình huống hoặc xu hướng bất thường;

· Xác nhận với bên thứ ba về các điều khoản cụ thể trong hợp đồng;

· Thu thập bằng chứng về việc hợp đồng đã được thực hiện theo đúng điều khoản hợp đồng;

· Rà soát tính hợp lý của những khoản chi tiêu lớn và bất thường;

· Rà soát việc phê duyệt và giá trị của các khoản nợ lớn của thành viên Ban quản trị, Ban Giám đốc và các bên liên quan;

· Rà soát mức độ và tính thích hợp của các khoản chi tiêu của Ban quản trị, Ban Giám đốc.

 

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *