Các quy định về đạo đức nghề nghiệp liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính

Các quy định về đạo đức nghề nghiệp liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính

A14. Kiểm toán viên phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính. Các quy định về đạo đức nghề nghiệp thường bao gồm Phần A và Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Liên đoàn kế toán quốc tế (sau đây gọi là “Chuẩn mực đạo đức của IFAC”) liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính cùng với các quy định của quốc gia có phạm vi hẹp hơn.

A15. Phần A của Chuẩn mực đạo đức của IFAC quy định các nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên khi tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, đồng thời hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc đó. Các nguyên tắc cơ bản mà kiểm toán viên phải tuân thủ theo yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức của IFAC là:

(a) Chính trực;

(b) Khách quan;

(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;

(d) Tính bảo mật;

(e) Tư cách nghề nghiệp;

Phần B của Chuẩn mực đạo đức của IFAC đưa ra các ví dụ minh họa về việc áp dụng các quy định chung trong các tình huống cụ thể.

A16. Trong trường hợp một cuộc kiểm toán có liên quan đến lợi ích công chúng, Chuẩn mực đạo đức của IFAC yêu cầu kiểm toán viên phải đảm bảo tính độc lập đối với đơn vị được kiểm toán. Chuẩn mực đạo đức của IFAC quy định tính độc lập bao gồm cả độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức. Sự độc lập của kiểm toán viên đối với đơn vị được kiểm toán đảm bảo cho kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán mà không chịu tác động của bất kỳ yếu tố nào. Sự độc lập giúp kiểm toán viên gia tăng tính chính trực, khách quan và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

A17. Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng quốc tế (ISQC) 1[9]) và các quy định của quốc gia có yêu cầu khắt khe tương đương,[10] quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán trong việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng đối với các cuộc kiểm toán. ISQC 1 quy định các trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán trong việc xây dựng các chính sách và thủ tục để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng doanh nghiệp kiểm toán và nhân sự của doanh nghiệp kiểm toán đã tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập.[11] Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 quy định trách nhiệm của chủ phần hùn kiểm toán đối với các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan. Các yêu cầu này bao gồm duy trì cảnh giác, thông qua việc quan sát và phỏng vấn (nếu cần) để thu thập bằng chứng về việc thành viên nhóm kiểm toán không tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; xác định cách xử lý phù hợp nếu chủ phần hùn kiểm toán phát hiện thành viên nhóm kiểm toán không tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; và hình thành kết luận về sự tuân thủ quy định về tính độc lập áp dụng đối với cuộc kiểm toán.[12] Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 cho phép nhóm kiểm toán dựa vào hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện các trách nhiệm về thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng với từng cuộc kiểm toán, trừ khi doanh nghiệp kiểm toán hoặc các bên khác có hướng dẫn khác.

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *