Báo cáo chống chuyển giá

Thời gian gần đây, dư luận chú ý nhiều đến các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến vấn đề giá chuyển nhượng. Một số ví dụ nổi bật có thể kể đến gồm: Coca-Cola, Keangnam, chè Lâm Đồng, Metro,…Điều này đã làm cho chủ đề về báo cáo chống chuyển giá trở thành một trong các chủ đề nóng nhất trong lĩnh vực thuế.

Báo cáo chống chuyển giá là gì

Báo cáo chống chuyển giá là bộ hồ sơ do doanh nghiệp có giao dịch liên kết tự lập. Trong đó phải thể hiện rõ hầu hết các vấn đề liên quan đến giao dịch với bên liên kết. Từ cấu trúc tập đoàn, sơ đồ tổ chức của công ty. cho đến chi tiết các giao dịch phát sinh với bên liên kết trong giai đoạn báo cáo. Đặc biệt, trong Báo cáo chống chuyển giá phải có thông tin giao dịch tương tự. các bên độc lập, đây là điểm cốt lõi của Báo cáo chống chuyển giá. Nếu không có nguồn gốc chính xác và độ tin cậy của các thông tin. được dẫn chứng, cơ quan thuế có quyền ấn định ngay tỷ suất lợi nhuận trong kỳ.

Báo cáo chống chuyển giá

Giao dịch chính cần trình bày trên báo cáo chống chuyển giá

  • Chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm, TSCĐ hữu hình;
  • Giao dịch chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình;
  • Chuyển giá thông qua cung ứng dịch vụ, thường. phát sinh với công ty tư vấn kế toán, luật, thuế, tài chính, công nghệ thông tin.
  • Giao dịch chuyển giá thông qua hoạt động tín dụng.

Trong đó, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình gồm:

  • Chuyển giao đối với tài sản vô hình hình thành từ hoạt động nghiên cứu phát triển và hoạt động marketing. Thường phát sinh trong các công ty có sử dụng đến bí quyết sản xuất kinh doanh, có chuyển giao. bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh giữa các bên liên kết.
  • Chuyển giao tài sản vô hình liên quan đến mạng lưới bán hàng toàn cầu và bí quyết quản lý chất lượng. sản phẩm, thường phát sinh đối với các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm…. có sử dụng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa.
  • Chuyển giao tài sản vô hình là những bí quyết sản xuất kinh doanh, thường phát sinh. với các dự án xây dựng công trình lớn, trang bị máy móc kỹ thuật cao, thời gian thực hiện dài.
  • Chuyển giao quyền sang chế, thường phát sinh đối với công ty sản. xuất máy móc thiết bị, xe cơ giới, sản phẩm điện tử.
  • Phân chia chi phí hình thành tài sản vô hình, thường phát sinh. với công ty sản xuất đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, tỷ trọng chi phí. nhân công trong giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm nhanh bị lỗi thời, cần nhiều chi phí. đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới: sản xuất sản phẩm điện tử, ô tô.
  • Chuyển giao tài sản vô hình thông qua việc phái cử nhân viên, thường phát sinh. với công ty đòi hỏi nhân viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng kể cả đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên bên liên kết.

Tình hình báo cáo chống chuyển giá thực tế

Theo số liệu cơ quan thuế Việt Nam, hoạt động chuyển giá thường phát sinh ở một số ngành nghề. Đó là công nghiệp chế biến, may măc, da giày, gia công…

Theo báo cáo về tình hình chuyển giá của các doanh nghiệp FDIs. tại Việt Nam, chống chuyển giá mới được thực hiện ở một số doanh nghiệp. Một phần do đội ngũ chuyên viên chống chuyển giá còn thiếu, một phần. do cơ sở pháp luật về chuyển giá trong giao dịch liên kết vẫn chưa hoàn thiện.

Việc xác định các bên liên kết và giá thị trường là hai vấn đề cơ bản khi xem xét chuyển giá. Chuyển giá không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Mà còn diễn ra ở cả DN hòa vốn và có lãi ở mức khiêm tốn. Và nếu chỉ nhìn vào thuế tức là mới nhìn vào một khía cạnh của vấn đề chống chuyển giá, chứ không phải là tất cả.

Nếu Quý doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với bên liên kết trong kỳ, vui lòng. liên hệ với bộ phận dịch vụ chuyển giá của Vinasc, chúng tôi sẽ gửi báo giá chi tiết để quý vị tiện xem xét.