Mức trọng yếu trong kiểm toán
Mức trọng yếu trong kiểm toán
2. Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đã quy định và hướng dẫn về khái niệm mức trọng yếu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Mặc dù khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có đề cập đến khái niệm mức trọng yếu theo bằng các thuật ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung, mức trọng yếu được hiểu như sau:
· Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
· Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của kết hợp cả hai yếu tố trên; và
· Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài chính cần phải tính đến đa số những người códựa trên nhu cầu chung đối với thông tin tài chính một nhóm người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,…[2] Những ảnh hưởng có thể cótiềm tàng của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ không được xét đến.
3. Các kKhái niệm về mức trọng yếu, nếu được quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính, sẽ là cơ sở cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán xác định mức trọng yếu của đối với cuộc kiểm toán. Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính không đưa ra khái niệm về mức trọng yếu, các đặc tính được nêu trong đoạn 2 sẽ giúp kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có cơ sở để xác định mức trọng yếu.
4. Việc xác định mức trọng yếu là vấn đề cần đến của kiểm toán viên mang tính xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên và phụ thuộc vàochịu ảnh hưởng của nhận thức của kiểm toán viên về nhu cầu đối với thông tin tài chính của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể giả định rằng, người sử dụng báo cáo tài chính:
(a) Có sự hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính với sự cẩn trọng một cách hợp lý;
(b) Hiểu rằng báo cáo tài chính được lập, trình bày và được kiểm toán trên cơ sở mức trọng yếu;
(c) Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc xác định giá trị do dựa trên việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố củaxem xét các sự kiện xảy ra trong tương lai; và
(d) Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý trên cơ sở các thông tin trên báo cáo tài chính.
5. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải áp dụng khái niệm mức trọng yếu cả khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện cuộc kiểm toán, khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã phát hiện trong quá trìnhđối với cuộc kiểm toán, và kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính và khi hình thành ý kiến kiểm toán (Tham chiếu: Đoạn A1).
6. Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra các xét đoán về quy mô của các sai sót sẽ được coi là trọng yếu. Các xét đoán này cung cấp cơ sở cho việc:
(a) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro;
(b) Nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu; và
(c) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được xác định không nhất thiết phải là mức giá trị mà dưới mức đó, các sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, luôn được đánh giá là không trọng yếu. Trong một số trường hợp cụ thể, sai sót có thể được đánh giá là trọng yếu mặc dù giá trị của sai sót đó thấp hơn mức trọng yếu. Mặc dù khó có thể thiết lập kế được các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót riêng lẻ có tính thể trọng yếu chỉ do bản chất của sai sót nhưng khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xét đồng thời cả quy mô và bản chất của sai sót cũng như tình huống cụ thể xảy ra các sai sót đó (Tham chiếu: Đoạn A16).[3
Trả lời