Kế toán khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của bên góp vốn liên doanh

Kế toán khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của bên góp vốn liên doanh

2.3.1. Nguyên tắc chung

a) Trường hợp bên góp vốn liên doanh có ít nhất một công ty con thì bên liên doanh phải lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong báo cáo tài chính hợp nhất khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (ngoại trừ các trường hợp được qui định tại đoạn 27 và đoạn 28 của chuẩn mực số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”. Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất bên góp vốn liên doanh phải điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản vốn góp liên doanh tương ứng với phần lợi nhuận (hoặc lỗ) sau thuế TNDN thuộc lợi ích của bên góp vốn trong kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở đồng kiểm soát. Nguyên tắc xác định và phương pháp ghi nhận phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và các khoản điều chỉnh khác theo phương pháp vốn chủ sở hữu được thực hiện tương tự như qui định khi lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết.

b) Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của liên doanh và chưa bán loại tài sản này cho một bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh không phải hạch toán phần lãi của mình tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

c) Giá trị phần lợi nhuận (hoặc lỗ) của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sau khi xác định được, thực hiện điều chỉnh vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

d) Đối với những thay đổi trong nguồn vốn chủ sở hữu của cơ sở đồng kiểm soát mà chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán phải xác định phần sở hữu của mình tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh để điều chỉnh giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

2.3.2. Phương pháp kế toán khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập báo cáo tài chính hợp nhất của bên góp vốn liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu

a) Điều chỉnh phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các năm trước kể từ sau ngày mua khoản đầu tư:

a1) Đối với phần lợi nhuận đã ghi nhận, ghi:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

Tăng khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối”

a2) Đối với phần lỗ đã ghi nhận, ghi:

Giảm khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối”

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

a3) Đối với phần điều chỉnh tăng (giảm) do đánh giá lại tài sản (nếu có) ghi:

+ Nếu điều chỉnh tăng, ghi:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

Tăng khoản mục “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

+ Nếu điều chỉnh giảm, ghi:

Giảm khoản mục “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

a4) Đối với phần điều chỉnh tăng (giảm) chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

+ Nếu điều chỉnh tăng, ghi:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

Tăng khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”

+ Nếu điều chỉnh giảm, ghi:

Giảm khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

b) Xác định và điều chỉnh phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong năm báo cáo tương ứng với phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

b1) Xác định phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong năm báo cáo của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu:

– Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm báo cáo của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát xác định phần lợi nhuận (hoặc lỗ) thuộc lợi ích của bên góp vốn liên doanh trong liên doanh.

– Phương pháp xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong năm báo cáo trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thực hiện tương tự như qui định đối với xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên kết khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

b2) Ghi nhận khoản điều chỉnh phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong kỳ trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và các khoản điều chỉnh khác vào báo cáo tài chính hợp nhất:

– Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoạt động có lãi, căn cứ vào số lợi nhuận sau khi xác định được thuộc phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh, kế toán phản ánh:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” (Phần lợi nhuận

tương ứng với sở hữu của bên góp vốn liên doanh)

Tăng khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” (Trong Bảng cân đối kế

toán hợp nhất)

* Đồng thời phần lợi nhuận này được ghi vào khoản mục “Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm báo cáo.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoạt động bị lỗ, căn cứ vào số lỗ sau khi xác định được thuộc phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh, kế toán phản ánh:

Giảm khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối (Trong Bảng cân đối kế toán

hợp nhất)

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” (Phần lỗ

tương ứng với sở hữu của bên góp vốn liên doanh)

* Đồng thời phần lỗ này được ghi vào khoản mục “Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

c) Xác định và điều chỉnh phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh đối với các khoản thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

c1) Trường hợp vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng, giảm do đánh giá lại tài sản:

– Nếu vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng do đánh giá lại tài sản, bên góp vốn liên doanh, ghi:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

Tăng khoản mục “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

– Nếu nguồn vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đánh giá lại tài sản, bên góp vốn liên doanh, ghi:

Giảm khoản mục “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

c2) Trường hợp vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng, giảm do đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái:

– Nếu vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng do chênh lệch tỷ giá hối đoái, bên góp vốn liên doanh, ghi:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

Tăng khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”

– Nếu vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do chênh lệch tỷ giá hối đoái, bên góp vốn liên doanh, ghi:

Giảm khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”

c3) Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát áp dụng chính sách kế toán khác với chính sách kế toán của bên góp vốn liên doanh cho những giao dịch và sự kiện tương tự thì trước khi xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ thuộc lợi ích của bên liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, bên góp vốn liên doanh phải thực hiện những điều chỉnh thích hợp phần lợi nhuận hoặc lỗ của mình trong liên doanh và phản ánh giá trị các khoản cần điều chỉnh như sau:

– Trường hợp các khoản điều chỉnh dẫn đến lãi của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Tăng khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh”;

Tăng khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” (Trong Bảng cân đối kế

toán hợp nhất).

– Trường hợp các khoản điều chỉnh dẫn đến lỗ của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Giảm khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối (Trong Bảng cân đối kế toán

hợp nhất)

Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” (Trong

Bảng cân đối kế toán hợp nhất)

 

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *