Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận

Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm:

+ Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí);

+ Tổng lãi tính trên biến phí;

+ Tỷ suất lãi tính trên biến phí;

+ Kết cấu chi phí;

+ Đòn bẩy kinh tế;

+ Điểm hoà vốn (sản lượng, doanh thu, công suất, thời gian hoà vốn,…);

…………..

Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất, giá bán, định mức chi phí.

Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Ra quyết định là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp. Quyết định phổ biến ở doanh nghiệp, gồm: Quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn.

Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn

Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau :

+ Thu thập thông tin (chi phí, doanh thu) liên quan đến các phương án kinh doanh cần ra quyết định;

+ Loại bỏ các thông tin không thích hợp là các chi phí chìm, chi phí giống nhau (cả lượng và tính chất) và doanh thu như nhau của các phương án đang xem xét;

+ Xác định các thông tin thích hợp;

+ Ra quyết định.

Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn

Quyết định đầu tư dài hạn thường là: Quyết định đầu tư tài sản mới hay tiếp tục sử dụng tài sản cũ; mở rộng quy mô sản xuất; thuê hay mua TSCĐ; lựa chọn các thiết bị khác trong thời gian thích hợp;…

Để cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định đầu tư, kế toán quản trị của doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:

– Phân loại các quyết định thành hai loại sau:

+ Quyết định có tính sàng lọc;

+ Quyết định có tính ưu tiên.

– Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết định.

– Lựa chọn một trong các phương pháp thích hợp để xác định thông tin (lập dự án đầu tư) phù hợp với loại quyết định:

+ Phương pháp kỳ hoàn vốn;

+ Phương pháp giá trị hiện tại ròng;

+ Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian;

+ Phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian.

– Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.

 

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *