Phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết

Năm 2020, Việt Nam lần thứ hai ban hành nghị định quản lý thuế đối với giao dịch liên kết – Nghị định 132/2020. Mặc dù các phương pháp xác định giá thị trường không khác so với các văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên, tên gọi phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết đã được sửa đổi.

Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết. (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết). Được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch, chức năng của doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh.

 

phương pháp xác định giá thị trường

Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định như sau:

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập. (sau đây viết tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập)

Các trường hợp áp dụng

– Người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết đối với từng chủng loại hàng hóa, loại hình dịch vụ. Có điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường. Hoặc có giá được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế.

– Giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình. Thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho vay

– Người nộp thuế thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết đối với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.

Nguyên tắc áp dụng

Không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng. Khi so sánh giá giao dịch độc lập và giá giao dịch liên kết có ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.

Phương pháp xác định giá thị trường

Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập. Hoặc giá trị giữa khoảng giá giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập.

Kê khai thuế

Kết quả xác định giá giao dịch liên kết là giá tính thuế để kê khai. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

2. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập

Các trường hợp áp dụng

– Không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.- Không thể so sánh giao dịch trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng.

Nguyên tắc áp dụng

Không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; và phương pháp hạch toán kế toán. Khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.

Phương pháp xác định

Cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận bao gồm doanh thu, chi phí hoặc tài sản. Số liệu kế toán người nộp thuế không do các bên liên kết kiểm soát giá giao dịch liên kết.

– Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu. (phương pháp giá bán lại)

Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

– Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn. (phương pháp giá vốn cộng lãi)

Lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá vốn của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

– Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết. Được điều chỉnh theo tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay. Trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của các đối tượng so sánh độc lập được chọn. Trên cơ sở đó điều chỉnh, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.

Thực tế cho thấy đây là phương pháp thường được các công ty áp dụng nhiều nhất để lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

3. Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết:

Các trường hợp áp dụng

Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết, đặc thù, duy nhất, khép kín trong tập đoàn.

Thực tế cho thấy đây là phương pháp  xác định giá thị trường có tỷ lệ áp dụng ít nhất.

Hãy liên hệ với bộ phận dịch vụ chuyển giá của Vinasc để được hỗ trợ một cách chi tiết nhất.