Dịch vụ lập báo cáo giao dịch liên kết

Gần đây, Chính phủ và Bộ tài chính đã ban hành Nghị định 132/2020 về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Hai văn bản này dựa trên sáng kiến Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD. Theo đó, quy định chi tiết về dịch vụ lập báo cáo giao dịch liên kết. Cụ thể, bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm:

  • Phụ lục thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo mẫu số 1;
  • Phụ lục mẫu số 2: Hồ sơ quốc gia, cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động. và các giao dịch tại từng quốc gia tương ứng;
  • Phụ lục mẫu số 3: Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu. Trong đó mô tả tổng quan về tập đoàn và hoạt động của tập đoàn; và
  • Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao. Bao gồm thông tin liên quan lợi nhuận và số thuế phải nộp của các. tập đoàn đa quốc gia, cùng với một số chỉ số liên quan đến hoạt động kinh tế của tập đoàn.

Trong đó, Mẫu số 01 phải lập, nộp cùng thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ hồ sơ gồm Báo cáo giao dịch liên kết và 3 phụ lục còn lại lưu tại doanh nghiệp, xuất trình. theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra. Thời hạn cung cấp Báo cáo giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc.

Dịch vụ lập báo cáo giao dịch liên kết

Các nguyên tắc mới về lập báo cáo giao dịch liên kết

Nghị định 132 đưa ra một số nguyên tắc và quy định mới, bao gồm:

  • “Bản chất quyết định hình thức”: việc phân tích giao dịch liên kết không chỉ dựa trên bộ chứng từ. Nó có thể vượt ra ngoài hình thức của giao dịch được thể hiện trong hợp đồng, văn bản. nhằm mục đích phân tích bản chất liên quan đến hoạt động tạo ra giá trị.
  • “Giao dịch độc lập”: đánh giá độ tương đồng của giao dịch liên kết với giao dịch độc lập;
  • Cân nhắc toàn bộ quá trình phát triển, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình.

Việc áp dụng những nguyên tắc này sẽ giúp cơ quan thuế có thể không công nhận, hoặc phân loại lại các giao dịch liên kết trong trường hợp các giao dịch này làm giảm thu nhập chịu thuế hay nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Sửa đổi định nghĩa về các bên có quan hệ liên kết

Theo Nghị định 132, quan hệ liên kết trong trường hợp kiểm soát đầu vào, đầu ra được loại bỏ. Cụ thể là một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị đầu vào. Hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, ngưỡng xác định mối quan hệ liên kết được sửa đổi. Tỷ lệ góp vốn trực tiếp và gián tiếp tăng từ 20% lên 25%. Tỷ lệ nợ trên vốn góp chủ sở hữu trường hợp bảo lãnh từ tập đoàn từ 20% lên 25%.

Nghị định 132 cũng bổ sung một số số định nghĩa mới về mối quan hệ liên kết khác. Bao gồm:

  • Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân. Thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó. Hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
  • Các doanh nghiệp chịu sự điều hành và kiểm soát quyết định trên thực tế. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Khấu trừ thuế đối với các giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập không được trừ vào chi phí gồm:

  • Chi phí thanh toán cho bên liên kết mà không thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh. Liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế;
  • Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh. nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng. với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế.
  • Chi phí thanh toán cho bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế; và
  • Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khoản vay giữa các bên liên kết

Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ trừ thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay của người nộp thuế được trừ vào chi phí tính thuế không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA).

Cơ sở dữ liệu thương mại

Cơ sở dữ liệu thương mại và thông tin được công bố công khai được sử dụng trong dịch vụ lập báo cáo giao dịch liên kết. Đồng thời, sẽ được xem xét để áp dụng trong trường hợp ấn định thuế trong các cuộc thanh tra giá chuyển nhượng.

Tuy nhiên, khi người nộp thuế không kê khai Mẫu 01, hoặc không xuất trình Báo cáo giao dịch liên kết đúng thời hạn quy định. Cơ quan thuế có quyền hạn tuyệt đối trong việc ấn định giá chuyển nhượng. Khi đó, lợi nhuận của người nộp thuế được quyết định dựa trên trên cơ sở dữ liệu riêng của Cơ quan thuế. Người nộp thuế sẽ mất quyền chủ động lựa chọn đối tượng so sánh độc lập có lợi cho mình.

Theo kinh nghiệm của Vinasc trong các cuộc thanh tra chuyển giá gần đây, phân tích so sánh do người nộp thuế chuẩn bị sẽ được Cơ quan thuế chấp nhận. nếu cơ sở dữ liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.