Hồ sơ chuyển giá
Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối FDI ngày càng cao, tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ thuế lại chưa tương xứng với kỳ vọng. Hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ chiếm khoảng 50% tổng số đang hoạt động trên cả nước. Tìm hiểu thực chất của vấn đề lỗ của doanh nghiệp không hề đơn giản, nhưng theo cơ quan Thuế thì hồ sơ chuyển giá là nhân tố chính.
Các thủ thuật chính trong hồ sơ chuyển giá
Thực tế trong quá trình thanh tra chuyển giá đã chỉ ra các hình thức chuyển giá chính bao gồm:
- Bên liên kết nâng vốn góp bằng việc nâng khống giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ, chủ yếu là các loại thiết bị mà Việt Nam chưa đủ trình độ sản xuất. Từ đó không thể kiểm định chính xác giá trị thực của tài sản.
- Công ty liên kết bán hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào cao hơn giá thị trường, làm cho. giá vốn của hàng hóa sản xuất ra thường cao hơn hoặc bằng giá bán.
- Bên liên kết chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên giá chuyển nhượng thường rất cao. hiến cho doanh nghiệp hoạt động nhiều năm nhưng doanh thu không đủ bù đắp cho chi phí.
- Định giá tiền bản quyền thương hiệu cao so với giá trị thực.
- Bên Việt Nam bán sản phẩm cho công ty mẹ ở nước ngoài với giá thấp hơn thị trường. Điều này cũng làm cho doanh thu thấp hơn hoặc bằng giá vốn. dẫn đến không phát sinh thuế TNDN phải nộp hoặc nộp rất ít.
Số liệu thực tế về hồ sơ chuyển giá
Phòng Thương mại và Công nghiệp đã công bố khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong đó nêu rõ, hồ sơ chuyển giá phổ biến nhất trong các ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất. sản phẩm trong nước không có hàng thay thế nên cơ quan quản lý không có dữ liệu so sánh.
Theo báo cáo này, 20% doanh nghiệp thừa nhận có hành vi nâng giá hàng hóa để giảm lợi nhuận. Càng hưởng lợi nhuận lớn, doanh nghiệp FDI lại càng tìm cách tăng chi phí, giảm lãi để trốn thuế. Hơn 65% doanh nghiệp FDI có tỷ suất lợi nhuận trên 20% thực hiện hành vi chuyển giá. Khoảng 44,5% doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận từ 10-20% thực hiện hành vi này.
Một số ngành đặc thù có tỷ lệ doanh nghiệp chuyển giá nhiều nhất, đó là lĩnh vực tài chính, bảo hiểm. chiếm 90%, lĩnh vực sản xuất dệt may, da giày chiếm 70%, lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô chiếm 51%…
Nghĩa vụ đối với hồ sơ chuyển giá
Trao nghĩa vụ kê khai báo cáo giao dịch liên kết cho đối tượng nộp thuế là hợp lý. Một mặt, vừa giảm thiểu chi phí quản lý của cơ quan Thuế, mặt khác, tăng quyền. tự quyết định, tự chịu trách nhiệm với hồ sơ chuyển giá của người nộp thuế. Ngoài ra cũng phù hợp với xu thế hiện đại là tự kê khai thuế, tự nộp. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ tự động nâng cao chất lượng Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, bằng cách. phân tích, lập luận logic hơn, kết hợp với sử dụng cơ sở dữ liệu đáng tin cậy.
Nếu Quý doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với bên liên kết trong kỳ, hãy liên hệ. với bộ phận dịch vụ chuyển giá để được tư vấn chi tiết nhất.