Kết quả của các thủ tục gửi thư xác nhận bên ngoài

Kết quả của các thủ tục xác nhận từ bên ngoài

Độ tin cậy của các thông tin phản hồi thư xác nhận

A11. Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 500, thậm chí khi bằng chứng kiểm toán được thu thập từ các nguồn bên ngoài đơn vị được kiểm toán thì cũng có thể có trường hợp làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của các bằng chứng đó[16]. Tất cả các phản hồi đều có thể có rủi ro bị che đậy, sửa đổi hoặc gian lận. Rủi ro đó luôn tồn tại cho dù thư phúc đáp nhận được ở dạng giấy tờ, thư điện tử hoặc các phương tiện khác. Các yếu tố có thể làm phát sinh nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin phản hồi bao gồm:

· Thư phúc đáp được kiểm toán viên gián tiếp nhận; hoặc

· Thư phúc đáp có thể không do bên xác nhận gửi.

A12. Thư phúc đáp được nhận qua phương tiện điện tử, ví dụ qua fax hoặc thư điện tử, chứa đựng rủi ro về độ tin cậy vì có thể khó tìm được bằng chứng về nguồn gốc và thẩm quyền của người phúc đáp, và có thể khó phát hiện ra những sửa đổi. Một quy trình được kiểm toán viên và người phúc đáp sử dụng để tạo ra một môi trường an toàn cho các phản hồi nhận được qua phương tiện điện tử có thể giảm thiểu các rủi ro này. Nếu kiểm toán viên tin tưởng rằng quy trình đó là an toàn và được kiểm soát đúng đắn thì độ tin cậy của các thông tin phản hồi tăng lên. Quá trình xác nhận qua phương tiện điện tử có thể kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau để xác nhận danh tính hợp lệ của người gửi thông tin điện tử, ví dụ, bằng cách sử dụng mật mã, chữ ký điện tử, và các thủ tục để xác minh tính xác thực của trang thông tin điện tử.

A13. Nếu bên xác nhận kết hợp với một bên thứ ba để phúc đáp lại thư xác nhận, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục để xác định rủi ro như sau:

· Thư phúc đáp có thể không được gửi từ nguồn đáng tin cậy;

· Người phúc đáp có thể không có quyền phúc đáp; và

· Đường truyền thông tin có thể không an toàn.

A14. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 500 yêu cầu kiểm toán viên quyết định liệu có điều chỉnh hoặc bổ sung các thủ tục kiểm toán hay không để giải quyết nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán[17]. Kiểm toán viên có thể xác minh nguồn và nội dung của thông tin phản hồi thư xác nhận bằng cách liên hệ với bên xác nhận. Ví dụ, khi bên xác nhận gửi thư phúc đáp điện tử, kiểm toán viên có thể gọi điện cho bên xác nhận để xác minh có đúng là bên xác nhận đã gửi thư phúc đáp không. Khi thư phúc đáp được gửi gián tiếp cho kiểm toán viên (ví dụ, do bên xác nhận gửi nhầm cho đơn vị được kiểm toán thay vì gửi cho kiểm toán viên), kiểm toán viên có thể yêu cầu bên xác nhận phúc đáp trực tiếp bằng văn bản cho kiểm toán viên.

A15. Phản hồi bằng lời cho thư xác nhận không thoả mãn định nghĩa về thông tin xác nhận từ bên ngoài vì đó không phải là phản hồi trực tiếp bằng văn bản cho kiểm toán viên. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được phản hồi bằng lời cho một yêu cầu xác nhận, tùy vào tình hình, kiểm toán viên có thể yêu cầu bên xác nhận phản hồi trực tiếp bằng văn bản cho kiểm toán viên. Nếu không nhận được phản hồi bằng văn bản, theo quy định tại đoạn 12, kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng kiểm toán khác để bổ sung cho thông tin phản hồi bằng lời.

A16. Thư phúc đáp có thể có giới hạn về đối tượng và mục đích sử dụng. Những giới hạn này không nhất thiết làm giảm độ tin cậy của thư phúc đáp được dùng làm bằng chứng kiểm toán.

Phản hồi không đáng tin cậy

A17. Trường hợp kiểm toán viên kết luận rằng thông tin phản hồi không đáng tin cậy, kiểm toán viên có thể cần xem xét lại đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và điều chỉnh lại các thủ tục kiểm toán trong kế hoạch, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315[18]. Ví dụ, một phản hồi không đáng tin cậy có thể là dấu hiệu của một yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận mà rủi ro này cần được đánh giá theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240[19].

Không phản hồi

A18. Ví dụ về các thủ tục kiểm toán thay thế mà kiểm toán viên có thể thực hiện bao gồm:

· Đối với số dư các khoản phải thu – kiểm tra các phiếu thu sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính, vận đơn và doanh thu bán hàng tại thời điểm gần kết thúc kỳ kế toán.

· Đối với số dư các khoản phải trả – kiểm tra các phiếu chi sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính hoặc công văn, thư từ từ các bên thứ ba, và các giấy tờ khác như phiếu nhận hàng.

A19. Nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán thay thế chịu ảnh hưởng của tài khoản và cơ sở dẫn liệu được xem xét. Việc thư xác nhận không được phản hồi có thể cho thấy rủi ro có sai sót trọng yếu chưa được xác định trước đó. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể cần xem xét lại rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và điều chỉnh lại các thủ tục kiểm toán trong kế hoạch, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315[20]. Ví dụ, nhận được ít hoặc nhiều phản hồi hơn dự kiến có thể là dấu hiệu của một yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận chưa được xác định trước đó mà rủi ro này cần được đánh giá theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240[21].

Trường hợp cần thiết phải có được phản hồi thư xác nhận mở để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp (Tham chiếu: Đoạn 13)

A20. Trong một số trường hợp nhất định, kiểm toán viên có thể xác định được một rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu mà phải có được phản hồi thư xác nhận mở về rủi ro đó để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ví dụ về trường hợp đó có thể bao gồm:

· Thông tin để chứng thực cho các xác nhận của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chỉ có ở ngoài đơn vị;

· Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận cụ thể, ví dụ như rủi ro do Ban Giám đốc khống chế kiểm soát, hoặc rủi ro có sự thông đồng giữa nhân viên và/hoặc Ban Giám đốc, làm cho kiểm toán viên không tin tưởng vào bằng chứng kiểm toán thu thập được từ nội bộ đơn vị.

Ngoại lệ

A21. Các ngoại lệ trong thư phúc đáp có thể chỉ ra sai sót hoặc sai sót tiềm tàng trong báo cáo tài chính. Khi phát hiện có sai sót, theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240, kiểm toán viên phải đánh giá liệu sai sót đó có phải là dấu hiệu của gian lận hay không[22]. Các ngoại lệ cũng giúp phân biệt chất lượng của các phản hồi từ các bên xác nhận tương tự hoặc cho các tài khoản tương tự. Các ngoại lệ cũng có thể cho thấy các khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

A22. Một số ngoại lệ không cho thấy sai sót. Ví dụ, kiểm toán viên có thể kết luận rằng những sự khác nhau giữa thư phúc đáp là do yếu tố thời gian, định lượng, hoặc lỗi ghi chép trong các thủ tục xác nhận từ bên ngoài.

 

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *