Loại trừ cổ tức công ty mẹ được chia từ lợi nhuận sau ngày mua của công ty con
Loại trừ cổ tức công ty mẹ được chia từ lợi nhuận sau ngày mua của công ty con
1. Toàn bộ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua từ các công ty con trong tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trong Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty mẹ chưa nhận được số cổ tức hoặc lợi nhuận được chia này do công ty con chưa chuyển tiền thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải loại trừ số phải thu, phải trả về số cổ tức lợi nhuận được chia đang phản ánh trong khoản mục phải thu khác trong Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và khoản mục phải trả khác trong Báo cáo tài chính riêng của công ty con chia lợi nhuận.
2. Trường hợp công ty con trả cổ tức bằng cổ phiếu:
a) Các công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước nếu đã ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính và giá trị khoản đầu tư trên báo cáo tài chính riêng thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải ghi giảm toàn bộ số doanh thu hoạt động tài chính (trong kỳ phát sinh) hoặc ghi giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trong các kỳ sau) và ghi giảm giá trị khoản đầu tư đã ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng.
b) Các công ty mẹ không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên không được ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo tài chính riêng.
c) Giá trị cổ phiếu công ty con phát hành thêm do trả cổ tức đang được trình bày tại chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” thuộc Bảng cân đối kế toán của công ty con được chuyển sang trình bày tại chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” thuộc Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
3. Bút toán điều chỉnh
a) Khi công ty con trả cổ tức sau ngày mua cho công ty mẹ bằng tiền, kế toán phải loại trừ cổ tức, lợi nhuận công ty mẹ được chia từ các công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này.
b) Trường hợp công ty con trả cổ tức sau ngày mua cho công ty mẹ bằng cổ phiếu:
– Trường hợp công ty mẹ không phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty mẹ phản ánh giá trị số cổ phiếu nhận được là vốn khác của chủ sở hữu, ghi:
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu
Có Vốn khác của chủ sở hữu
– Trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nếu công ty mẹ đã hạch toán tăng doanh thu hoạt động tài chính và tăng giá trị khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tương ứng với số tiền cổ tức được chia trên báo cáo tài chính riêng thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động tài chính và giá trị khoản đầu tư vào công ty con:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Đầu tư vào công ty con.
Trả lời