Dịch vụ giải thể công ty tại Việt Nam.
Dịch vụ giải thể công ty là dịch vụ mà Vinasc Group sẽ tiến hành các hoạt động tư vấn và thủ tục để chấm dứt hoạt động của Công ty theo quy định Pháp luật.
Thủ tục giải thể:
Để chấm dứt tồn tại mã số thuế và hoàn thất thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh, chúng tôi thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư IRC (Đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư).
- Thời gian thực hiện: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.
- Kết quả: Văn bản thông báo chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.
Bước 2: Thông báo quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh:
– Thời gian thực hiện: Trong vòng 07 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể từ Công ty;
– Kết quả:
- Thông tin giải thể được ghi nhận lên hệ thống thông tin quốc gia về việc doanh nghiệp tạm ngưng để tiến hành tủ tục giải thể;
- Thông tin từ có quan đăng ký kinh doanh được chuyển qua hệ thống cơ quan thuế để cơ quan thuế tiếp tục xử lý tiếp;
- Thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc đã tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung xác nhận chấm dứt mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
Bước 3: Quyết định xóa tên, giải thể doanh nghiệp
Gửi thông báo giải thể và phương án xử lý các vấn đề liên quan đến các cơ quan nhà nước có liên quan, người lao động, chủ nợ…. và niêm yên công khai thông tin tại trụ sở.
- Thời gian thực hiện: Tuỳ theo các đối tượng liên quan nhiều hay ít. Tuy nhiên, thông thường chúng tôi sẽ tư vấn để có hướng xử lý giảm thiểu những đối tượng liên quan để rút ngắn thời gian thực hiện.
- Kết quả: Đảm bảo các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đã nhận thông tin và đồng ý với phương án xử lý của doanh nghiệp cho các bước thủ tục giải thể tiếp theo.
Bước 4: Đối chiếu, xác nhận và hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với cơ quan Hải Quan (nếu doanh nghiệp có hoạt động Xuất, nhập khẩu)
- Thời gian thực hiện: 5-10 ngày tuỳ theo việc có phát sinh nhiều hay ít các giao dịch liên quan đến cơ quan Hải Quan.
- Kết quả: Thông báo hoặc biên bản xác nhận số tình hình nghĩa vụ thuế là còn nợ nay đã hoàn thành.
- Nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành thì sẽ tiến hành nộp tiền để hoàn thành nghĩa vụ thuế với Hải Quan.
Bước 5: Tiến hành đối chiếu, xác nhận và hoàn thành nghĩa vụ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế…. nếu có;
- Thời gian: 5-10 ngày làm việc tuỳ theo quy mô doanh nghiệp và mức độ phức tạp, tuân thủ của doanh nghiệp trong thời gian trước khi có quyết định giải thể;
- Kết quả: Thông báo nghĩa vụ còn lại với các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế…..
- Nếu có số dư phải nộp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp tiền để hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan Nhà nước.
Bước 6: Tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ lên cơ quan thuế quản lý và tiến hành các thủ tục đóng mã số thuế;
- Thời gian: Thực tế hiện nay thì đây là thủ tục kéo dài và phức tạp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định và thực tế triển khai thì chưa có quy định cụ thể nào về mặt thời gian cho việc hoàn tất thủ tục thuế đối với giải thể. Do đó, bằng kinh nghiệm và phương pháp làm việc khoa học, linh hoạt thì chúng tôi sẽ cố gắng để rút ngắn nhất thời gian hoàn tất cho khách hàng tại khâu này.
- Kết quả:
- Biên bản, hồ sơ quyết toán thuế cho mục đích giải thể
- Thông báo chấm dứt mã số thuế của cơ quan thuế cho mục đích giải thể.
Bước số 6 là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình thực hiện thủ tục giải thể công ty. Vì lý do cơ quan thuế phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ thuế cho giai đoạn chưa kiểm tra nhằm mục đích xác định việc tuân thủ về thủ tục, xác định nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Tại bước này, doanh nghiệp có thể phát sinh các khoản như: Truy thu thuế, phạt hành chính về thuế, phạt về gian lận, trốn thuế, phạt về chậm nộp thuế…
Bước 7: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể kèm theo Thông báo của cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thời gian: Sau 5-7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt mã số thuế thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phát hành thông báo chất dứt hoạt động công ty.
- Kết quả: Thông báo chấm dứt hoạt động công ty
Khách hàng có thể kiểm tra kết quả cuối cùng trên hệ thống thông tin quốc gia và hệ thông tra cứu mã số thuế.
Những nội dung hồ sơ cần lưu ý khi tiến hành thủ tục giải thể công ty:
1. Kiểm tra và chuẩn bị các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:
- Giấy phép doanh nghiệp: Giấy đăng ký doanh nghiệp (ERC); Giấy chứng nhận đầu tư (IRC- đối với doanh nghiệp phải có IRC); Giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy phép con – đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
- Các hồ sơ nội bộ nếu có: Điều lệ công ty, quy chế tài chính, quy chế lương……
2. Các hồ sơ kế toán (chủ yếu là hồ sơ cho giai đoạn chưa kiểm tra thuế):
- Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng, giảm lương….
- Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài)
- Toàn bộ sổ sách kế toán, bao gồm các chứng từ kế toán kèm theo. Trong đó Hoá đơn và các hợp đồng kinh tế là không thể thiếu.
- Báo cáo thuế và hồ sơ liên quan báo cáo thuế.
- Bảng lương, hợp đồng lao động…..
- Hồ sơ kế toán cần lưu ý các giao dịch thanh lý, chuyển nhượng tài sản trong giai đoạn trước giải thể cần xác định giá hợp lý để tránh việc cơ quan thuế không chấp nhận giá do không phù hợp với giá thị trường. Đây là nội dung có thể dẫn đến bất đồng quan điểm và kéo dài thời gian làm việc với cơ quan thuế.
3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài:
- Cần kiểm tra và chứng minh việc tuân thủ liên quan đến hoạt động đầu tư. Trong đó chứng minh việc góp vốn thông qua tài khoản đầu tư theo đúng quy định của Thông tư 05/2014 và Thông tư 06/2019 của Ngân hàng Nhà Nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam
- Cần kiểm tra số tiền còn lại chuyển ra Nước ngoài sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ về thuế cũng như nghĩa vụ khác tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài cần thông báo và làm việc với Ngân hàng – nơi mở tài khoản đầu tư để đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và vốn góp về nước đúng quy định.
Chi phí giải thể và rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp:
Phần lớn các doanh nghiệp muốn giải thể đều đang trong tình trạng khó khăn, không có thể năng tiếp tục trang trải chi phí hoạt động. Do đó, chi phí cho thủ tục giải thể là nội dung được quan tâm nhiều nhất. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các chi phí phát sinh và có thể phát sinh trong quá trình giải thể :
- Chi phí dịch vụ thông báo và làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Chi phí dịch vụ làm việc với : Hải quan, Bảo hiểm…..
- Chi phí làm việc với cơ quan thuế:
- Chi phí truy thu thuế
- Chi phí phạt hành chính về thủ tục thuế:
- Chi phí phạt hành vi kê khai sai số thuế phải nộp là 20% số thuế kê khai sai, kê khai thiếu.
- Chi phí phạt do hành vi trốn thuế, gian lận thuế là 1 đến 3 lần số thuế không kê khai, gian lận, trốn thuế.
- Chi phí lãi nộp chậm 0.05%/ ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Trong đó:
- Các khoản chi phí số (1)+(2)+(3) gọi là chi phí dịch vụ thủ tục giải thể.
- Các khoản chi từ số (4) đến số (8) thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp và thông thường chi phí ở những nội dung này rất lớn. Để hạn chế những tổ thất này thì trước khi giải thể doanh nghiệp cần rà soát và soát xét lại toàn bộ hồ sơ thuế. Gồm:
– Đảm bảo các tờ khai thuế được nộp đầy đủ, đúng hạn;
– Đảm bảo các tờ khai thuế đều được kê khai dựa trên cơ sở tính đúng, tính đủ nghĩa vụ thuế.
– Doanh nghiệp không bỏ soát nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu nhập hay làm tăng chi phí dẫn đến giảm số thuế phải nộp.
– Đảm bảo sổ sách kế toán phải được lập, ký và lưu trữ đầy đủ;
– Đảm bảo hoá đơn, chứng từ được sắp xếp và lưu trữ đầy đủ.
– Dữ liệu cần được chuẩn bị bao gồm cả trên máy tính để thuận lợi trong việc cung cấp và làm việc với cơ quan thuế.
Dịch vụ giải thể cũng như dịch vụ tư vấn mua bán, sáp nhập M&A của Vinasc Group luôn đưa ra các giải pháp tư vấn kịp thời và có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.
Dịch vụ tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( M&A)
Dịch vụ mua lại Công ty