Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới

Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới

1. Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam tại khu vực biên giới (sau đây gọi là hoạt động thương mại biên giới) được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù sau đây:
a) Quy định về hàng hóa, số lượng hàng hóa, định mức miễn thuế, địa điểm và phương thức đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;
b) Quy định về hàng hóa, địa điểm, phương thức và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân đã được thoả thuận trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có chung biên giới.
2. Các nguyên tắc trong quản lý hoạt động thương mại biên giới bao gồm:
a) Nhà nước tăng cường hỗ trợ và phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới trong việc tổ chức, quản lý hoạt động thương mại biên giới nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới;
b) Người, phương tiện, hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các hoạt động thương mại biên giới được hưởng một số chính sách quản lý đặc thù về địa bàn, hàng hóa, phí, lệ phí, phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền

1. Hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trường hợp hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua cửa khẩu khác, qua nơi mở ra cho qua lại biên giới thì phải bảo đảm các điều kiện, chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới được phép thực hiện hoạt động thương mại biên giới quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các khu vực trên bị ách tắc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới, căn cứ vào điều kiện hạ tầng, kỹ thuật tại khu vực đó, có thể áp dụng biện pháp ưu tiên xuất khẩu hàng hóa là thực phẩm tươi sống, nông sản mau hỏng hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa cho đến khi không còn ách tắc.
3. Việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu biên giới trên đất liền phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chính sách quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp chịu trách nhiệm quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại sau đây tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền:
a) Hoạt động hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực hậu cần thương mại bao gồm: giao nhận, vận chuyển hàng hóa, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, phiên dịch, bảo vệ và các hoạt động nâng cao năng lực hậu cần thương mại khác;
c) Hoạt động tài chính, tiền tệ bao gồm: đổi tiền, gửi tiền, thanh toán;
d) Hoạt động hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường các nước có chung biên giới; tư vấn, môi giới, đại lý mua bán, ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quảng cáo, hội chợ, triển lãm;
đ) Hoạt động hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật bao gồm: đường giao thông, điện, nước, chợ biên giới, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kho, bãi, trạm cân điện tử, phòng cháy, chữa cháy;
e) Các hoạt động hỗ trợ thương mại khác tại khu vực cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ có chính sách khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới quy định tại khoản 1 Điều này.

Share this post

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *